Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo khởi sắc sau đại dịch Covid-19

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2021, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đại dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát làm cho thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam bị gián đoạn. Nhưng những tháng cuối năm, thị trường gạo ghi nhận sự khởi sắc. Đây là thời điểm vàng các doanh nghiệp cần tăng gia tăng sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu.

1. Tình hình thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam khả quan những tháng cuối năm 2021

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

1.1. Tổng quan về cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Hiện nay, hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo số liệu tổng kết vào năm 2019, châu Á và châu Phi là 2 khu vực xuất khẩu có tỷ lệ trên tổng kinh ngạch xuất khẩu gạo cao nhất lần lượt là 67.88% và 21.59%. Trong đó, khu vực châu Á là thị trường tiêu thụ gạo chính.

Ở khu vực này, Trung Quốc và Philippines là hai thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam chính yếu. Trong giai đoạn từ năm 2012-2018, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu. Kể từ khoảng thời gian đó trở đi, vị trí này được nhường lại cho Philippines với 33.9% thị phần. Dù vậy ngành lúa gạo vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách khi đứng trước tác động của đại dịch Covid-19 và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Số liệu xuất khẩu gạo Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy thị trường xuất khẩu gạo có tín hiệu khởi sắc. Cơ cấu xuất khẩu gạo vẫn đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Đây cũng chính là mục tiêu mà ngành lúa gạo của Việt Nam muốn hướng đến trong những năm tới.

1.2. Kinh ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2021

Theo Bộ NN&PTNT, kinh ngạch xuất khẩu gạo tháng 11 ước đạt 297 triệu USD với gần 563 ngàn tấn. Con số này đưa tổng khối lượng và kinh ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong 11 tháng đầu năm lên 5.7 triệu tấn, trị giá gần 3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, khối lượng xuất khẩu tăng 0.8% và tăng 7.3% về giá trị.

Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2021, tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này ước đạt 1.069 tỷ USD với 2.09 triệu tấn. Kinh ngạch xuất khẩu tăng mạnh khoảng 23.1% so với giá trị cùng kỳ năm ngoái. Xếp thứ hai là thị trường đông dân nhất thế giới, Trung Quốc.

So với năm 2020, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất là Bangladesh, gấp 111 lần. Ngược lại, Malaysia là thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giảm mạnh nhất, với 44.5%. Ngoài ra, gạo thơm là gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu, ước tính đạt 41.3% tổng giá trị xuất khẩu năm 2021. Theo sau đó là gạo trắng với tỷ trọng 40.4% và gạo nếp với 15.5%.

1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Trung An dịp cuối năm

Trước tình trạng dịch Covid-19 tại Việt Nam dần được kiểm soát, mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng bắt đầu trở về quỹ đạo vốn có của mình. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đứng trước cơ hội hồi phục lớn. 

Đối với Trung An, trong 2 tháng cuối năm 2021, có khoảng 30.000 tấn gạo chất lượng cao được xuất khẩu sang nhiều thị trường. Cụ thể là châu Âu với 4.000 tấn, Hàn Quốc với 22.000 tấn và còn lại là thị trường ở một số nước Đông Nam Á. Giá gạo xuất khẩu vào các nước EU rơi vào khoảng 750 USD/tấn, Hàn Quốc 576 USD/tấn và 500 USD/tấn đối với các nước Đông Nam Á. 

Ngoài ra, tất cả các loại gạo xuất khẩu của Trung An đều có bao bì, logo và tên của nhà nhập khẩu ở một số thị trường nhất định. Bằng cách này Trung An đã có thể thể hiện sự uy tín và vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

Theo đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết công ty đang đẩy mạnh hỗ trợ nông dân trong sản xuất vụ thu đông 2021-2022. Đồng thời với đà phục hồi hiện có, dự kiến giá trị thị trường xuất khẩu của Trung An trong năm 2021 có thể vượt 67% so với năm 2020. Đây có thể xem là sự thành công bứt phá dù phải chịu áp lực và ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trong năm qua.

 

2. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cần chú trọng tập trung chất lượng hạt gạo

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Mặc dù giá trị thị trường xuất khẩu gạo có sự tăng trưởng mạnh nhưng các doanh nghiệp vẫn cần chú ý đến chất lượng, nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt.

Thông qua các hiệp định EVFTA và EEC, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có ưu thế mở rộng sang nhiều nước. Gạo Việt Nam có cơ hội khẳng định vị thế của mình trên các thị trường khó tính như là châu Âu. Chất lượng hạt gạo Việt từ đó cũng cần được quan tâm hơn. Đây cũng chính là mục tiêu mà Bộ NN&PTNT muốn phát triển ngành lúa gạo đến năm 2030.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam những tháng gần đây đẩy mạnh xuất khẩu sang Philippines, Trung Quốc, EU… nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp cuối năm. Song quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm về nông sản nhập khẩu cũng khắt khe hơn. Đáng chú ý là Lệnh 248, 249 tại thị trường Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

 

3. Dự báo thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Thương mại gạo toàn cầu trong năm 2022 được dự báo sẽ đạt khoảng 48 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu gạo Ấn Độ dự kiến sẽ giảm 2.25 triệu tấn so với năm 2021. Do nguồn cung ít đi, thị trường xuất khẩu của Mỹ cũng được dự báo sẽ giảm 2.5%. Ngược lại, tại một số thị trường như EU, Thái Lan, Campuchia,… tình hình xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh.

Dự kiến về tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2021-2022, thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn, ước lượng tăng 5.4 triệu tấn so với năm trước. Tiêu thụ gạo của Ấn Độ dự kiến cũng tăng 2.3 triệu tấn. Tồn trữ gạo toàn cầu năm 2021-2022 dự báo là 181.8 triệu tấn, tăng 11.7 triệu so với dự báo trước đó nhưng giảm 4.2 triệu tấn so với mức dự trữ cao kỷ lục lúc đầu niên vụ. Tỷ lệ sử dụng và dự trữ gạo toàn cầu cũng được dự đoán là 35.5%, thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021.

Tại Việt Nam, tình hình nhập khẩu gạo dự báo sẽ giảm mạnh trong năm sau. Khối lượng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam cũng được dự báo có thể đạt đến 6 triệu tấn, ước tính có thể đạt 6.3 triệu tấn. Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục đi ngang. Hiện gạo 5% tấm có giá khoảng từ 415 – 419 USD/tấn; gạo 25% tấm giá từ 393 – 397 USD/tấn; gạo 100% tấm giá từ 333 – 337 USD/tấn; gạo Jasmine giá từ 573 – 577 USD/tấn.

Ngoài ra, hưởng lợi từ hiệp định EVFTA, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo tấm vào EU mỗi năm. Trong năm 2021, các doanh nghiệp Việt đã từng bước tận dụng sự ưu đãi này, thúc đẩy khối lượng xuất khẩu gạo đạt khoảng 54 nghìn tấn, tăng 0.8% về lượng và 21.6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù gạo không phải là nhu yếu phẩm chính tại các nước châu Âu nhưng với xu thế ưa chuộng tiêu thụ đồ ăn châu Á và các mặt hàng giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thì gạo là loại thực phẩm tiềm năng nhất. Hơn hết, Việt Nam chúng ta đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU. Những ưu đãi từ hiệp định này cho phép thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam chiếm lợi thế nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan và Trung Quốc.


Xem thêm bài viết

DMCA.com Protection Status