Top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Ngành lúa gạo đang chuyển đổi từ lượng sang chất. Giá chào tuy có sự biến động nhưng vẫn có xu hướng gia tăng. Trong năm 2021, gạo Việt Nam cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang EU và đem lại nhiều kết quả tích cực. Đây chính là tín hiệu khởi sắc báo hiệu sự trở lại sôi nổi của thị trường xuất khẩu hậu Covid-19. Theo đó, cùng điểm qua Top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường quốc tế.

1. Gạo trắng – Top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Gạo trắng là loại gạo đã loại bỏ vỏ trấu, cám và mầm nhưng vẫn giữ lại phần nội nhũ giàu dinh dưỡng. Quá trình xay xát này tuy giúp tăng thời hạn sử dụng nhưng cũng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Ví dụ như chất xơ, các khoáng chất và vitamin.

Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam, gạo trắng chiếm 38.2%. Thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam gồm Philippines với 59%, Cuba 10% và Bangladesh khoảng 5%.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo trắng Việt Nam đang được giao dịch ở mức 488-492 USD/tấn với gạo 5% tấm, 463-467 USD/tấn với gạo 25% tấm. So với giá gạo trắng cùng loại của các nước xuất khẩu lớn thì giá gạo trắng Việt Nam hiện đang giữ vị trí cao nhất.

 

2. Gạo Jasmine

các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Bắt nguồn từ Philippines, gạo Jasmine chính thức nhập khẩu vào Việt Nam vào năm 1992. Giống lúa này được gieo trồng chủ yếu tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong 2 vụ là Hè – Thu và Đông – Xuân. 

Đặc điểm của loại gạo này là hạt dài, trắng trong, thân cứng và ít lép. Khi nấu chín có mùi thơm nhẹ. Cơm có độ dẻo. Do gạo Jasmine có giá thành khá rẻ nên được người tiêu dùng và các quán ăn ưa chuộng. Không chỉ có vẻ ngoài đẹp mắt, chất lượng gạo Jasmine cũng rất tốt nên thường được xuất khẩu sang các nước trong và ngoài khu vực.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo Jasmine xuất khẩu vẫn duy trì ở mức ổn định khoảng 583-587 USD/tấn. Đồng thời ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3.000 tấn gạo ST20 và Jasmine sang châu Âu. Trong đó gạo Jasmine có giá hơn 600 USD/tấn. 

 

3. Gạo thơm

các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Gạo thơm là loại gạo có hạt dài, ít bạc bụng. Khi nấu chín, cơm mềm dẻo vừa phải và có mùi thơm đặc trưng. Trong đó, gạo thơm lài là giống lúa được trồng nhiều ở vùng Cần Đước, Long An. 

Gạo thơm được xem là mặt hàng xuất khẩu có ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi thị trường xuất khẩu gạo tại khu vực châu Á bắt đầu khởi động lại, rất nhiều khách hàng tiềm năng đã ráo riết mua vào. Điển hình là các thị trường như Trung Quốc và Bangladesh… 

Trong số các chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam, gạo thơm ước đạt 716.000 tấn, chiếm tỷ lệ 34%. Giá gạo thơm xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2021 khoảng 536 USD/tấn, tăng 12 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước. Ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo thơm ST20 (5% tấm) sang EU với giá hơn 1.000 USD/tấn.

 

4. Gạo nếp – Top các loại gạo xuất khẩu của việt nam

các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Gạo nếp là hạt gạo được tách và thu hoạch từ cây lúa nếp, rất phổ biến ở châu Á. Đặc điểm của loại gạo này là hạt ngắn, có màu trắng đục và có hàm lượng amylose thấp. Khi nấu chín, cơm có độ dính và dẻo thơm nhất định.

Về giá trị dinh dưỡng, gạo nếp có hàm lượng tinh bột và calo cao. Trong 100 gam cơm gạo nếp có khoảng 344 kcal. Hơn nữa, gạo nếp cũng có hàm lượng vitamin B, canxi, protein,… dồi dào. Đặc biệt, trong gạo nếp không có chứa gluten cho nên nó rất an toàn với những người mắc bệnh Celiac.

Gạo nếp cũng là mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam. Kinh ngạch xuất khẩu của loại gạo này chiếm khoảng 16.4%. Thị trường xuất khẩu gạo nếp lớn nhất là Trung Quốc, ước tính chiếm khoảng 80%. Tiếp sau đó là Malaysia 6% và Philippines xấp xỉ 6%. Giá xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2021 của gạo nếp khoảng 474 USD/tấn.

 

5. Gạo Japonica xuất khẩu hàng đầu tại Hàn Quốc

các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Gạo Japonica là giống gạo cao cấp đến từ Nhật Bản. Chất lượng gạo được bảo đảm cao. Do đó, gạo Japonica rất được ưa chuộng. Đây là loại gạo xuất khẩu của Việt Nam nhiều đến các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc…

Khác với các loại gạo khác, hạt gạo Japonica tròn, mẩy, dày và có phần cứng hơn. Gạo cũng dính hơn do chứa hàm lượng amylopectin cao. Khi ngửi sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng. Khi ăn sẽ có vị ngọt thanh, dễ chịu. Giá trị dinh dưỡng của gạo Japonica cũng cao hơn bởi hạt gạo rất giàu các khoáng chất và vitamin như B1, B2, E, K,..

Ngoài ra, gạo Japonica còn được biết đến là loại gạo hữu cơ; không phân bón, thuốc trừ sâu; không chất bảo quản. Về giá trị xuất khẩu, gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm khoảng 2.7%.

Kết

Trên đây là top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng đầu trong những năm qua. Dù trải qua dịch COVID-19 đầy khó khăn nhưng các loại gạo xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vẫn chứng minh được chất lượng tuyệt vời của mình. Trung An tự hào là một trong những doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu trong khu vực, góp phần đem lại nguồn lương thực chất lượng cao cho người dân Việt Nam.


Xem thêm bài viết liên quan

DMCA.com Protection Status