Xu thế phát triển bền vững, thúc đẩy giá lúa gạo thị trường Việt Nam

Phát triển từ nền văn minh lúa nước, lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Không chỉ là nguồn lương thực chính mà nó còn là mặt hàng xuất khẩu tỷ đô. Việt Nam nhờ đó trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Giá lúa gạo thị trường xuất khẩu và nội địa cũng từng bước tăng cao nhờ vào chất lượng hạt gạo được cải tiến.

1. Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam

Tại Việt Nam, ngành lúa gạo đóng vai trò quan trọng đối với nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị – xã hội và môi trường. Tỷ lệ sản xuất lúa gạo trên tổng lượng lương thực có hạt là 88.6% và 7.3% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ hải sản vào năm 2017.

Giá lúa gạo thị trường

Phát huy và kế thừa truyền thống lúa nước, sản xuất gạo được xem là nguồn thu nhập, nguồn cung lương thực chính của nhiều hộ nông dân. Do đó, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn thường gắn liền với sự phát triển của ngành này.

Ngoài ra, nhờ đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo. Thành tựu này không chỉ đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn thúc đẩy xuất khẩu mỗi năm với mức kim ngạch đáng kể. Giá lúa gạo thị trường nhờ đó được tăng cao. Hoạt động này có thể nói đã góp phần không nhỏ vào ngân sách của quốc gia.

 

2. Giá lúa gạo thị trường năm 2022 có tăng không?

Giá lúa gạo thị trường

Giá lúa gạo thế giới được dự đoán sẽ bình ổn ở mức cao. Ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay cũng tập trung chính yếu vào việc nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá gạo thế giới sẽ bình ổn và khó tăng mạnh trong giai đoạn 2021- 2024.

Theo ước tính, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6.15 triệu tấn, trị giá khoảng 3 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân cả năm cũng đạt khoảng 499 USD/tấn, tăng 13.3% so với năm trước. Trong năm 2021, giá gạo vẫn giữ được mức kỳ vọng cao, khoảng từ 490 – 500 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Mức giá này cũng được xem là cao và ổn định, giúp người nông dân quẳng đi âu lo tài chính.

Trong tuần đầu tiên của tháng 01/2022, sau phiên điều chỉnh, giá lúa gạo thị trường tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng ổn định hơn. Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu có phiên đi ngang sau khi điều chỉnh tăng 5 USD/tấn ở phiên giao dịch trước.

Tên gạo

Giá gạo

NL IR 504

7.800 – 7.900 đồng/kg

TP IR 504

8.600 đồng/kg

1 IR 504

7.400 – 7.500 đồng/kg

Cám vàng

 

Nguồn: Giá lúa gạo thị trường ngày 08/01, trích từ Bộ Công Thương

Sau phiên điều chỉnh tăng, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang. Cụ thể, gạo 5% tấm 398-402 USD/tấn; gạo 25% tấm 378-382 USD/tấn; gạo 100% tấm không biến động và ổn định ở mức 328-332 USD/tấn; Jasmine cũng giữ giá 568-572 USD/tấn.

 

3. Giá lúa gạo thị trường Việt Nam cần lưu ý gì?

Giá lúa gạo thị trường Việt Nam sẽ không tăng nếu lưu ý những điều dưới đây

Thị trường lúa gạo ở Việt Nam hiện nay phải đối mặt với các thách thức sau:

  1. Chuỗi giá trị ngành lúa gạo chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, ít khả năng cạnh tranh. Hoạt động sản xuất và kinh doanh kém bền vững. Việc cải cách tổ chức sản xuất phần lớn có xu hướng chậm, chưa có vị thế và thương hiệu trên trường quốc tế.
  2. Thu nhập của người nông dân còn thấp, không tương xứng. Do đó, không tạo được động lực cho người nông dân đầu tư và phát triển mô hình hay quy trình sản xuất đạt chuẩn.
  3. Sản xuất lúa gạo gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên xung quanh. Lạm dụng phân bón và khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên là hai tác nhân chủ yếu.
  4. Giá trị xuất khẩu gạo chưa cao. Chất lượng hạt gạo chưa đáp ứng được đa dạng các nhu cầu ở các thị trường trên thế giới và nội địa. Hiệu quả sản xuất và kinh doanh còn thấp, chưa khai phá hết tiềm năng và lợi thế hiện có.

Một khi các thách thức được giải quyết, giá lúa gạo thị trường mặc nhiên sẽ được nâng cao. Để làm được điều đó, nó đòi hỏi nhà nước, các doanh nghiệp và người nông dân có sự đồng lòng. Cải tiến và hiện đại hoá quy trình sản xuất cũng như xây dựng thương hiệu là các bước không thể thiếu. Tuy nhiên, “giá trị” hạt gạo mới là tấm giấy thông hành duy nhất giúp nâng giá lúa gạo thị trường và giúp Việt Nam khẳng định vị thế của mình.

 

4. Phát triển nông nghiệp bền vững – Xu thế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đến năm 2030

Giá lúa gạo thị trường

Phát triển bền vững chính là phương hướng phát triển tiềm năng nhất mà Đảng và Nhà nước đã thông qua. Những năm gần đây biến đổi khí hậu là tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sản xuất lúa gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sản xuất lúa gạo trọng điểm. Để vượt qua thách thức này, Bộ NN&PTNT nhận định rằng ngành lúa gạo cần tiếp tục tái cơ cấu đến năm 2030 nhằm đáp ứng những yêu cầu mới, phát triển cao hơn và bền vững hơn.

Để đáp ứng nhu cầu này, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030”. Theo đó, Việt Nam định hướng tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh giá trị, phát triển bền vững. Ngành lúa gạo cũng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt gạo Việt. Từ đó, hình thành và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng, giúp thích ứng với sự thay đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như lợi ích của người tiêu dùng.

Đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu đạt năng suất sản lượng lúa từ 40-41 triệu tấn. Khối lượng xuất khẩu lúa gạo đạt khoảng 5 triệu tấn. Trong đó, gạo thơm và gạo japonica chiếm 40%, gạo nếp 20%, gạo trắng 20%… Tỷ lệ xuất khẩu gạo có thương hiệu ước đạt trên 20%.

 

5. Dự báo giá lúa gạo thị trường trong thời gian tới

Giá lúa gạo thị trường

Việt Nam dù là một trong số ít những quốc gia có thể kiểm soát và thích ứng với dịch bệnh nhanh chóng. Nhưng Giá lúa gạo thị trường nội địa vẫn có sự tăng nhẹ trong năm 2021. 

Ở một số nước, kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn cung gạo toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động ứng biến nhanh, sản lượng gạo nội địa và xuất khẩu nước ta vẫn được đảm bảo. Nhưng cũng nhờ đó mà nguồn cầu lúa gạo tăng cao. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được xếp ở nhóm cao nhất trong số các nước xuất khẩu gạo truyền thống.

Với sức ép đại dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhu cầu tích trữ lương thực dự đoán cũng tăng cao. Điều này góp phần mở ra nhiều cơ hội mới. Khả năng mức giá này có thể được duy trì hoặc có sự tăng trưởng trong năm 2022. Song đây chỉ là hướng phát triển ngắn hạn. 

Giá lúa gạo thị trường muốn được nâng cao phải cạnh tranh bằng “giá trị”. Xu thế phát triển bền vững vì thế đã ra đời. Đây là “bước đệm” cho sự phát triển rực rỡ sau này của thị trường lúa gạo ở Việt Nam.

 

Kết

Giá lúa gạo thị trường được dự báo có thể duy trì ở mức giá cao trong năm 2022. Tuy nhiên, giá là “biến phụ thuộc” vào nhiều yếu tố. Vì vậy, nâng cao giá trị bằng xu thế phát triển bền vững là một trong phương hướng tiềm năng nhất. Giá trị chính là tấm giấy thông hành duy nhất giúp Việt Nam nâng tầm vị thế và giá gạo của mình.


Xem thêm bài viết liên quan

DMCA.com Protection Status